A. El

  1. Ý nghĩa nguyên gốc của thuật ngữ cổ mang tính chủng loại về Đấng Thánh thì chưa được xác định rõ ràng, mặc dù có nhiều học giả tin rằng nó đến một từ gốc ngôn ngữ Akkadian, “trở nên mạnh mẽ” hoặc “trở nên quyền lực” (Sáng 17:1; Dân Số 23:19; Phục 7:21; Thi 50:1).
  2. Trong hệ thống đa thần của người Ca-na-an vị thần tối cao của họ là El (các văn bản Ras Shamra)
  3. Trong Kinh Thánh El không thường được ghép với các thuật ngữ khác. Có những sự kết hợp trở thành một cách để bày tỏ về đặc tính Đức Chúa Trời.
    a. El-Elyon (“Đức Chúa Trời tối cao”), Sáng 14:18-22; Phục 32:8; Ê-sai 14:14
    b. El-Roi (“Đức Chúa Trời hay đoái xem” hoặc “Đức Chúa Trời bày tỏ về Ngài”), Sáng 16:13
    c. El-Shaddai (“Đức Chúa Trời toàn năng” hoặc “Đức Chúa Trời đầy sự thương xót” hoặc “Đức Chúa Trời của ngọn núi cao”), Sáng 17:1; 35:11; 43:14; 49:25; Xuất 6:3
    d. El-Olam (“Đức Chúa Trời Hằng-hữu”), Sáng 21:33. Đây là thuật ngữ liên hệ với lời hứa của Đức Chúa Trời với Đa-vít, II Sa 7:13, 16
    e. El-Berit (“Đức Chúa Trời của Sự Giao Ước”) Các Quan Xét 9:46
  4. El ngang hàng với
    a. Giê-hô-va trong Thi 85:8; Ê-sai 42:5
    b. Elohim trong Sáng 46:3; Gióp 5:8, “Ta là El, Elohim của cha ngươi”
    c. Shaddai trong Sáng 49:25
    d. “kỵ tà (ghen tỵ)” trong Xuất 34:14; Phục 4:24; 5:9; 6:15
    e. “thương xót” trong Phục 4:31; Nê-hê-mi 9:31; “thành tín” trong Phục 7:9; 32:4
    f. “rất lớn và đáng sợ” trong Phục 7:21; 10:17; Nê-hê-mi 1:5; 9:32; Đa-ni-ên 9:4
    g. “thông biết mọi điều” trong I Sa 2:3
    h. “đồn lũy vững chắc” trong II Sa 22:33
    i. “báo thù cho tôi” trong II Sa 22:48
    j. “Đấng Thánh” trong Ê-sai 5:16
    k. “quyền năng” trong Ê-sai 10:21
    l. “sự cứu rỗi tôi” trong Ê-sai 12:2
    m. “Đấng vĩ đại và quyền năng (vạn quân)” trong Giê 32:18
    n. “hay báo trả” trong Giê 51:56
  5. Một sự kết hợp của tất cả những danh xưng chính trong cựu ước được tìm thấy trong Giô-suê 22:22 (El, Elohim, Giê-hô-va , được lặp lại)
    B. Elyon
  6. Thuật ngữ này căn bản có nghĩa là “tối cao,” “được tôn trọng” hoặc “được tôn cao” (Sáng 40:17; I Các vua. 9:8; II Các vua 18:17; Nê. 3:25; Giê 20:2; 36:10; Thi 18:13).
  7. Nó được sử dụng cho một ý nghĩa song song với một vài tên/ danh xưng khác của Đức Chúa Trời.
    a. Elohim – Thi 47:1-2; 73:11; 107:11
    b. Giê-hô-va – Sáng 14:22; II Sa 22:14
    c. El-Shaddai – Thi 91:1,9
    d. El – Dân số Ký 24:16
    e. Elah – Được sử dụng thường xuyên trong Đa-ni-ên 2-6 và Ê-xơ-ra 4-7, được nối với illair (từ tiếng A-ram cho “Đức Chúa Trời chí cao”) trong Đa-ni-ên 3:26; 4:2; 5:18,21
  8. Thường được sử dụng bởi người không phải là người Y-sơ-ra-ên.
    a. Mên-chi-xê-đéc, Sáng 14:18-22
    b. Ba-la-am, Dân Số Ký 24:15
    c. Môi-se , nói với các dân tộc trong Phục 32:8
    d. Phúc âm của Lu-ca trong Tân Ước, được viết cho người ngoại bang, cũng sử dụng từ tương đương trong tiếng Hy Lạp Hupsistos (1:32,35,76; 6:35; 8:28; Công vụ 7:48; 16:17)
    C. Elohim (SỐ NHIỀU), Eloah (SỐ ÍT), được sử dụng nguyên thủy trong thơ ca
  9. Thuật ngữ này không được tìm thấy ở ngoài Cựu Ước.
  10. Từ này có thể gọi danh xưng của Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên hoặc Đức Chúa Trời của các dân tộc (Xuất 12:12; 20:3). Gia đình Áp-ra-ham đã là những người đa thần. (Giô-suê 24:2).
  11. Nó có thể liên hệ đến các quan xét Do Thái (Xuất 21:6; Thi 82:6).
  12. Thuật ngữ elohim cũng được sử dụng cho những thực thể thuộc linh khác (những thiên sứ, ma quỷ) Như trong Phục 32:8 (Bản Bảy Mươi); Thi 8:5; Gióp 1:6; 38:7. Nó có thể cũng liên hệ đến những quan xét là con người (Ví dụ: Xuất 21:6; Thi 82:6)
  13. Trong Kinh Thánh, nó là tên/ danh xưng đầu tiên cho Đấng Thánh(Sáng 1:1). Nó được sử dụng ngoại trừ Sáng 2:4, nơi mà nó được sử dụng kết hợp với Giê-hô-va . Về căn bản, nó liên hệ về thần học với Đức Chúa Trời chính là Đấng sáng tạo, Đấng duy trì và chu cấp cho mọi sự sống trên hành tinh nầy.(Thi 104).
    Nó ở thể khuyết danh cùng với El (Phục 32:15-19). Nó cũng có thể hiện diện song song với Giê-hô-va như trong Thi 14 (elohim)thì giống một cách chính xác với Thi 53 (Giê-hô-va), ngoại trừ việc thay đổi những tên của Đấng Thánh.
  14. Mặc dù ở SỐ NHIỀU và đuọc sử dụng cho các thần khác, thuật ngữ này thường được xác định cho Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, nhưng thường nó ở thể ĐỘNG TỪ SỐ ÍT ĐỂ chỉ rõ lối sử dụng độc thần.
  15. Thuật ngữ này được tìm thấy ra từ lời của những người không phải là người Y-sơ-ra-ên như là tên của Đấng Thánh.
    a. Mên-chi-xê-đéc, Sáng 14:18-22
    b. Ba-la-am, Dân 24:2
    c. Môi-se, khi phán với các dân tộc, Phục 32:8
  16. Điều lạ ở đây rằng một tên rất phổ biến của Đức Chúa Trời độc thần của Y-sơ-ra-ên lại ở SỐ NHIỀU! Mặc dù, không có sự chắc chắn hoàn toàn, nhưng có những giả thuyết sau đây:
    a. Tiếng Hê-bơ-rơ có nhiều thể SỐ NHIỀU, thường được sử dụng dành cho sự nhấn mạnh. Liên quan chặt chẽ đến điều này chính là chức năng ngữ pháp Hê-bơ-rơ sau này được gọi là “số nhiều của Đấng Vĩ Đại” nơi mà SỐ NHIỀU được sử dụng để nhấn mạnh một khái niệm.
    b. Điều này cũng có thể nhắc đến một hội đồng thiên sứ,là những thực thể mà Chúa gặp gỡ họ trên thiên đàng và thi hành những mệnh lệnh của Ngài (1 Các Vua. 22:19-23; Gióp 1:6; Thi 82:1; 89:5,7.
    c. Nó cũng có thể phản ánh sự mặc khải trong Tân Ước về Một Đức Chúa Trời trong ba thân vị. Trong Sáng 1:1 Đức Chúa Trời sáng tạo; Sáng 1:2 Đức Thánh Linh vận hành và trong Tân Ước, Chúa Giê-xu là Đấng thi hành của Đức Chúa Cha trong sự sáng tạo (Giăng 1:3,10; Rô-ma. 11:36; I Cô-rinh-tô. 8:6; Cô-lô-se. 1:15; Hê-bơ-rơ 1:2; 2:10).
    D. YHWH (ĐỨC GIÊ-HÔ-VA)
  17. Danh hiệu này bày tỏ Thần tính như: Đức Chúa Trời lập giao ước, Đức Chúa Trời là Đấng cứu rỗi, Đấng cứu chuộc. Con người vi phạm giao ước, nhưng Đức Chúa Trời vẫn trung tín với lời phán, lời hứa, giao ước của Ngài (xem Thi thiên 103).
    Tên gọi này lần đầu tiên được đề cập khi kết hợp với Elohim trong Sáng thế Ký 2:4. Không có hai sự kiện sáng tạo trong Sáng thế Ký 1-2, nhưng có hai sự nhấn mạnh: (1) Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo vũ trụ (vật chất) và (2) Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo con người. Sáng thế Ký 2:4 bắt đầu sự mặc khải đặc biệt về đặc ân trong địa vị và mục đích của nhân loại, cũng như các vấn đề của tội lỗi và sự nổi loạn liên quan đến địa vị đặc biệt này.
  18. Trong Sáng thế Ký 4:26 nói đến việc con người bắt đầu kêu cầu danh của Chúa (YHWH). Tuy nhiên, Xuất Ê-díp-tô Ký 6:3 ngụ ý rằng dân sự giao ước lúc đầu (các Tổ phụ và gia đình của họ) chỉ biết Đức Chúa Trời như là El-Shaddai. Tên YHWH chỉ được giải thích một lần trong Xuất Ê-díp-tô Ký 3:13-16, đặc biệt trong câu 14. Tuy nhiên, các tác phẩm của Môi-se thường giải thích ý nghĩa của các chữ bằng các cách dùng chữ phổ biến, chứ không từ từ nguyên (xem Sáng thế Ký 17:5, 27:36, 29:13-35). Đã có một số giả thuyết về ý nghĩa của tên này (lấy từ IDB, quyển 2, trang 409-11).
    a. từ một từ gốc Ả Rập, để chỉ tình yêu nồng nhiệt.
    b. từ một từ gốc tiếng Ả Rập có nghĩa là thổi (YHWH như là cơn bão của Đức Chúa Trời)
    c. từ một từ gốc tiếng Ugaritic (của dân Ca-na-an) có nghĩa là nói, nói chuyện.
    d. dựa theo một bia khắc trong tiếng Phê-nê-xi (Phoenician), dạng một ĐỘNG TÍNH TỪ NGUYÊN NHÂN, có nghĩa là Đấng bảo tồn, hay là Đấng thiết lập.
    e. từ chữ Hê-bơ-rơ Qal chỉ một Đấng hiện hữu hay là một Đấng hiện diện tại đây, lúc nầy (trong tương lai Đấng đó sẽ vẫn hiện hữu)
    f. từ chữ Hê-bơ-rơ Hiphil chỉ Đấng tạo ra mọi hiện hữu (mọi thứ có mặt trong thế giới).
    g. từ nghĩa gốc trong tiếng Hê-bơ-rơ là sống (ví dụ, Sáng thế Ký 3:20), có nghĩa là Đấng duy nhất có sự sống và sống mãi mãi.
    h. từ bối cảnh của Xuất Ê-díp-tô Ký 3:13-16, một cách dùng chữ ở dạng CHƯA HOÀN THÀNH được dùng theo nghĩa HOÀN THÀNH, “Ta đã từng là ai, ta sẽ tiếp tục là Đấng đó” hoặc “Ta luôn luôn là Đấng nào, ta sẽ tiếp tục là Đấng đó” (xem A Survey of Syntax in the Old Testament của J. Wash Watts, trang 67).
    Tên đầy đủ ĐỨC GIÊ-HÔ-VA (YHWH) thường được thể hiện bằng chữ viết tắt hoặc dạng nguyên mẫu.
    (1) Yah (e.g., Hallelu – yah)
    (2) Yahu (tên, ví dụ như, Ê-sai)
    (3) Yo (tên, ví dụ như, Giô-ên)
  19. Tên giao ước này trở nên rất thánh (tetragrammaton) trong Do Thái giáo sau nầy đến nổi người Do Thái không dám nói đến tên đó để không vi phạm mạng lệnh trong Xuất Ê-díp-tô Ký 20:7; Phục truyền Luật lệ Ký 5:11; 6:13. Vì vậy họ thay thế bằng những chữ Hê-bơ-rơ khác như sở hữu chủ, người chủ, chồng, chúa là adon hoặc adonai (chúa tôi). Khi họ đọc đến chữ YHWH trong Cựu Ước thì họ phát âm chữ Chúa. Đây là lý do tại sao chữ YHWH được viết thành chữ “Lord” trong các bản dịch tiếng Anh.
  20. Giống như chữ El, chữ YHWH thường được kết hợp với các từ khác để nhấn mạnh một số đặc tính của Đức Chúa Trời Giao Ước của Y-sơ-ra-ên. Trong khi có thể có nhiều sự kết hợp từ ngữ, sau đây chỉ là một số tượng trưng:
    a. YHWH – Yireh (YHWH sẽ cung cấp), Sáng thế Ký 22:14
    b. YHWH – Rophekha (YHWH là Đấng chữa lành), Xuất Ê-díp-tô Ký 15:26
    c. YHWH – Nissi (YHWH là cờ xí của tôi), Xuất Ê-díp-tô Ký 17:15
    d. YHWH – Meqaddishkem (YHWH là Đấng khiến nên thánh), Xuất Ê-díp-tô Ký 31:13
    e. YHWH – Shalom (YHWH là Bình An), Các Quan Xét. 06:24
    f. YHWH – Sabbaoth (YHWH vạn quân), I Sa-mu-ên 1:3,11; 4:4; 15:2; thường xuất hiện trong các sách Tiên tri)
    g. YHWH – Roi (YHWH là Đấng chăn giữ tôi), Thi thiên 23:1
    h. YHWH – Sidqenu (YHWH là Sự công bình của tôi), Giê-rê-mi 23:6
    i. YHWH – Shammah (YHWH ở nơi đó), Ê-xê-chi-ên 48:35