Thuật ngữ Cựu Ước berith, giao ước, không dễ để định nghĩa. Không có bất cứ ĐỘNG TỪ phù hợp trong tiếng Hê-bơ-rơ . Mọi cố gắng để tìm nguồn gốc của khái niệm từ nguyên đều được chứng minh là không thuyết phục. Tuy nhiên, tâm điểm hiển nhiên của khái niệm này đã cưỡng ép các nhà học giả phải khảo sát cách sử dụng của từ này để cố gắng xác định ý nghĩa-chức năng của nó. Giao ước là phương tiện mà bởi đó Đức Chúa Trời-chân thật – và – chỉ – một liên hệ với loài người được tạo dựng của Ngài. Khái niệm về giao ước, hiệp ước,hoặc hiệp định là rất quan trọng trong việc hiểu về sự mặc khải Kinh Thánh này. “Sự căng thẳng” (tension) giữa sự toàn năng của Đức Chúa Trời và ý chí lựa chọn tự do của con người được nhìn thấy một cách rõ ràng trong khái niệm của giao ước. Một vài giao ước được đặt nền tảng bên ngoài đặc tính và hành động của Đức Chúa Trời:

  1. Sự Sáng Tạo ( Sáng 1-2)
  2. sự kêu gọi Áp-ra-ham ( Sáng 12)
  3. giao ước với Áp-ra-ham ( Sáng 15)
  4. sự gìn giữ và lời hứa dành cho Nô-ê ( Sáng 6-9)

Tuy nhiên, chính bản chất của giao ước yêu cầu một sự đáp ứng

  1. bởi đức tin A-đam phải vâng lời Chúa và không được ăn trái của cây ở giữa vườn Ê-đen
  2. bởi đức tin Áp-ra-ham phải rời khỏi gia đình mình, bước đi theo Chúa, và tin cậy rằng ông sẽ có những dòng dõi hậu tự trong tương lai
  3. bởi đức tin Nô-ê phải dựng một con tàu khổng lồ, cách xa những vùng nước và tập hợp những loài động vật
  4. bởi đức tin Môi-se đã đem dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập và nhận lấy những hướng dẫn về đời sống xã hội và tôn giáo cùng với những lời hứa về các phước hạnh và các sự rủa sả (Phục 27-29)

Cùng một sự căng thẳng (tension) liên quan đến mối liên hê giữa Đức Chúa Trời với con người được đề cập trong “giao ước mới.” Sự căng thẳng có thể dễ dàng nhận thấy khi so sánh Ê-xê-chi-ên 18 với Ê-xê-chi-ên 36:27-37. Có phải giao ước dựa trên những hành động ân điển của Đức Chúa Trời hay là nó đòi hỏi sự đáp ứng của con người? Đây chính là vấn đề thiêu đốt của Giao Ước Cũ và Giao Ước Mới. Mục đích của cả hai là giống nhau: (1) sự phục hồi mối quan hệ đã mất ở trong Sáng 3 và (2) sự thiết lập một dân tộc công bình là những người phản chiếu đặc tính của Đức Chúa Trời.
Giao ước mới trong Giê-rê-mi 31:31-34 xử lý tình trạng căng thẳng bằng việc loại bỏ sự thi hành của con người bằng phương tiện của sự chấp nhận đạt được. Luật pháp của Đức Chúa Trời trở nên một sự khao khát từ bên trong thay vì sự biểu hiện bên ngoài. Mục đích là một dân tộc công bình, tin kính vẫn giống nhau không thay đổi, nhưng phương pháp luận thay đổi. Con người sa ngã đã chứng minh chính mình không thể phù hợp để trở thành hình ảnh phản chiếu của Đức Chúa Trời. Nan đề ở đây không phải là giao ước, nhưng là sự tội lỗi và yếu đuối của con người ( Rô-ma 7; Ga-la-ti 3).
Sự căng thẳng tương tự giữa những giao ước Cựu Ước có điều kiện và không có điều kiện vẫn tiếp tục còn lại ở trong Tân Ước. Sự Cứu Rỗi tất nhiên là miễn phí trong sự hoàn tất công việc của Chúa Giê-xu Christ, nhưng nó đòi hỏi sự ăn năn và đức tin (vừa ban đầu vừa liên tục). Nó vừa là một sự công bố hợp pháp chính thức vừa là sự kêu gọi trở nên giống như Đấng Christ, một sứ điệp biểu thị của sự châp nhận và một mạng lệnh đến với sự thánh khiết! Các tín đồ không phải được cứu bởi việc làm của họ, nhưng được cứu trong sự vâng lời (Ê-phê-sô 2:8-10). Đời sống tin kính trở thành bằng chứng của sự cứu chuộc, không phải phương tiện của sự cứu chuộc. Đây là tình trạng căng thẳng có thể nhìn thấy rất rõ ràng trong sách Hê-bơ-rơ.