I. Giới thiệu
A. Sự cầu nguyện là quan trọng vì Đức Chúa Giê-su đã làm gương
- Lời cầu nguyện riêng, Mác 1:35; Lu-ca 3:21; 6:12; 9:29; 22:29-46
- Dẹp sạch đền thờ, Ma-thi-ơ 21:13; Mác 11:17; Lu-ca 19:46
- Lời cầu nguyện mẫu, Ma-thi-ơ 6:5-13; Lu-ca 11:2-4
B. Cầu nguyện là thực hiện hành động thấy được về niềm tin chúng ta nơi một Đức Chúa Trời hay chăm sóc, quan tâm đến cá nhân, Đấng đang hiện diện, sẵn sàng và có thể hành động thay cho chúng ta và những người khác
C. Đức Chúa Trời đích thân tự giới hạn chính Ngài để đáp lại lời cầu nguyện của con cái Ngài trong nhiều lãnh vực (Gia-cơ 4:2)
D. Mục đích chính yếu của sự cầu nguyện là tương giao và dành thì giờ với Ba Ngôi Đức Chúa Trời.
E. Tầm bao quát của sự cầu nguyện là bất cứ điều gì, bất cứ ai có liên quan đến người tin Chúa. Chúng ta có thể cầu nguyện một lần, rồi tin, hay là cầu nguyện nhiều lần lặp đi lặp lại khi tư tưởng và sự lo âu lại đến.
F. Sự cầu nguyện bao gồm một số yếu tố sau: - Ngợi khen và chúc tụng Ba Ngôi Đức Chúa Trời
- Cảm tạ Chúa về sự hiện diện, mối tương giao và sự chu cấp của Ngài
- Xưng tội, trong quá khứ và hiện tại
- Cầu xin những nhu cầu hay những mong ước chúng ta cảm biết được
- Cầu thay dâng lên những nhu cầu của người khác trước mặt Cha
G. Sự cầu thay là một huyền nhiệm. Đức Chúa Trời yêu thương người mà chúng ta cầu thay còn hơn cả chúng ta, thế nhưng sự cầu thay của chúng ta lại thường đem đến sự thay đổi, sự đáp ứng, hay nhu cầu không những trong chính chúng ta, mà cũng đem đến trong họ nữa.
II. Các dữ liệu trong Kinh thánh
A. Cựu ước - Những ví dụ về sự cầu thay:
a. Áp-ra-ham nài xin cho Sô-đôm, Sáng-thế-ký 18:22 và tiếp sau
b. Môi-se cầu nguyện cho dân Y-sơ-ra-ên
(1) Xuất Ê-díp-tô ký 5:22-23
(2) Xuất Ê-díp-tô ký 32:31 và tiếp sau
(3) Phục truyền 5:5
(4) Phục truyền 9:18, 25 và tiếp sau
c. Sa-mu-ên cầu nguyện cho Y-sơ-ra-ên:
(1) I Sa-mu-ên 7:5-6, 8-9
(2) I Sa-mu-ên 12:16-23
(3) I Sa-mu-ên 15:11
d. Đa-vít cầu nguyện cho con, II Sa-mu-ên 12:16-18 - Đức Chúa Trời tìm kiếm những người cầu thay, Ê-sai 59:16
- Tội lỗi biết được nhưng không xưng ra hay thái độ không ăn năn ảnh hưởng đến sự cầu nguyện
a. Thi thiên 66:1
b. Châm ngôn 28:9
c. Ê-sai 59:1-2; 64:7
B. Tân ước - Công tác cầu thay của Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh:
a. Đức Chúa Giê-su
(1) Rô-ma 8:34
(2) Hê-bơ-rơ 7:25
(3) I Giăng 2:1
b. Đức Thánh Linh, Rô-ma 8:26-27 - Mục vụ cầu thay của Phao-lô
a. Cầu thay cho người Do Thái
(1) Rô-ma 9:1 và tiếp sau
(2) Rô-ma 10:1
b. Cầu thay cho các Hội thánh
(1) Rô-ma 1:9
(2) Ê-phê-sô 1:16
(3) Phi-líp 1:3-4, 9
(4) Cô-lô-se 1:3, 9
(5) I Tê-sa-lô-ni-ca 1:2-3
(6) II Tê-sa-lô-ni-ca 1:11
(7) II Ti-mô-thê 1:3
(8) Phi-líp 4
c. Phao-lô xin các Hội thánh cầu nguyện cho ông
(1) Rô-ma 15:30
(2) II Cô-rinh-tô 1:11
(3) Ê-phê-sô 6:19
(4) Cô-lô-se 4:3
(5) I Tê-sa-lô-ni-ca 5:25
(6) II Tê-sa-lô-ni-ca 3:1 - Mục vụ cầu thay của Hội thánh:
a. Cầu thay cho nhau:
(1) Ê-phê-sô 6:18
(2) I Ti-mô-thê 2:1
(3) Gia-cơ 5:16
b. Cầu nguyện cho các thành phần đặc biệt:
(1) Cho kẻ thù, Ma-thi-ơ 5:44
(2) Cho những người làm công việc Chúa, Hê-bơ-rơ 13:18
(3) Cho nhà cầm quyền, I Ti-mô-thê 2:2
(4) Cho người bệnh, Gia-cơ 5:13-16
(5) Cho những người sa ngã, I Giăng 5:16
c. Cầu nguyện cho mọi người, I Ti-mô-thê 2:1
III. Cản trở những lời cầu nguyện được nhậm:
A. Mối liên hệ của người tin Chúa với Chúa và với Đức Thánh Linh - Ở trong Ngài, Giăng 15:7
- Trong danh Ngài, Giăng 14:13,14; 15:16; 16:23-24
- Trong Đức Thánh Linh, Ê-phê-sô 6:18; Giu-đe 20
- Theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, Ma-thi-ơ 6:10; I Giăng 3:22; 5:14-15
B. Động cơ của người cầu nguyện - Không giao động, Ma-thi-ơ 21:22; Gia-cơ 1:6-7
- Khiêm nhường và ăn năn, Lu-ca 18:9-14
- Cầu xin sai lầm, Gia-cơ 4:3
- Ích kỷ, Gia-cơ 4:2-3
C. Các khía cạnh khác trong đời sống người cầu nguyện - Trung kiên
a. Lu-ca 18:1-8
b. Cô-lô-se 4:2
c. Gia-cơ 5:16 - Cứ cầu xin
a. Ma-thi-ơ 7:7-8
b. Lu-ca 11:5-13
c. Gia-cơ 1:5 - Xích mích trong gia đình, I Phi-e-rơ 3:7
- Được giải phóng khỏi tội lỗi biết được
a. Thi thiên 66:18
b. Châm ngôn 28:9
c. Ê-sai 59:1-2
d. Ê-sai 64:7
IV. Kết luận thần học:
A. Quả là một đặc ân! Quả là một cơ hội! Thật là một nhiệm vụ và một trách nhiệm!
B. Đức Chúa Giê-su là gương mẫu cho chúng ta. Chúa Thánh Linh là người hướng dẫn chúng ta. Đức Chúa Cha đang mong đợi chúng ta.
C. Nó có thể thay đổi bạn, gia đình bạn, bạn bè của bạn và thế giới.
0 Comments